Độ cao là yếu tố tiên quyết tác động đến chất lượng cà phê. Độ cao có tầm quan trọng như chính nguồn giống. Cây cà phê được canh tác càng cao thì chu kỳ sinh trưởng càng kéo dài, sự tích lũy dinh dưỡng trong hạt diễn ra chậm hơn, kết quả là hương vị phong phú hơn, hạt cứng chắc và nặng hơn.

Tất nhiên ngoài độ cao thì chất lượng đất, lượng mưa, khí hậu,… cũng là yếu tố quyết định chất lượng hạt cafe. Tuy nhiên về cơ bản thì tính chất hạt cafe biến đổi theo độ cao như sau:
- 600m: Cà phê ở độ cao này thường có vị đắng đậm, hương vị đơn giản.
- 600- 760m: Tại độ cao này cafe có hương vị nhạt, mùi đất.
- 760-910m Lúc này cafe bắt đầu có vị ngọt, êm dịu.
- 910-1200m: Tại độ cao này cà phê có đặc trưng cam chanh, chocolate, vanilla.
- 1200-1600m: Cà phê có hương vị phong phú, hương trái cây, hương hoa.
Cà phê du nhập vào Việt Nam
Năm 1857, người Pháp đã mang giống cafe Chè (Arabica) từ Bourbon sang trồng ở các tỉnh phía bắc và miền trung như Xuân Mai, Sơn Tây, Quảng trị, Bố Trạch,… Tuy nhiên năng suất của cây cà phê ở những vùng này rất thấp, chỉ khoảng 400 – 500 kg/1 hecta. Sau đó họ đã mang hạt cafe giống đi trồng ở rất nhiều nơi, lập các đồn điền ở các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, các loại cà phê mới như Robusta (cà phê Vối), Mitcharichia (cà phê Mít) cũng được đem đi trồng thử nghiệm. Từ đó cafe trở thành loại cây công nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam.